Giá vàng lên sát 108 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay

Vàng trong nước tăng giá liên tục
Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/4, các doanh nghiệp lớn niêm yết giá vàng miếng SJC tại 105-107,5 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 2 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 1 triệu đồng ở chiều bán ra so với cuối tuần trước.
Chênh lệch giá mua và bán được thu hẹp về còn 2,5 triệu đồng mỗi lượng sau thời gian duy trì ở mức 3 triệu đồng/lượng. Đây cũng là mức giá kỷ lục của vàng miếng từ trước đến nay.
Giá vàng miếng sáng nay tăng với biên độ cao hơn, trong khi giá vàng nhẫn trơn chỉ thay đổi gần 1 triệu đồng mỗi lượng. Theo đó, vàng miếng SJC vênh khoảng 2,5-3 triệu đồng mỗi lượng so với vàng nhẫn trơn. Vàng nhẫn trơn được niêm yết quanh 102-105 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Vàng miếng tăng giá với biên độ lớn (Ảnh: Thành Đông).
Giá vàng trong nước tăng liên tục bất chấp giá thế giới giảm. Trên thị trường quốc tế, kim loại quý ở mức 3.209 USD/ounce, giảm 18 USD so với trước đó.
Giá vàng thế giới đã giảm sau khi chạm mức cao kỷ lục do căng thẳng thương mại hạ nhiệt, sau khi Mỹ thông báo sẽ miễn thuế đối ứng với các loại thiết bị điện tử tiêu dùng quan trọng như smartphone, laptop, ổ cứng, chip nhớ… vào cuối tuần trước.
Tuần trước, giá vàng thế giới tăng tới 6,6%, tương đương hơn 200 USD mỗi ounce. Bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu kéo giá vàng thế giới lên trên 3.200 USD/ounce lần đầu tiên trong lịch sử. Ngày 14/4, giá lập đỉnh mới tại 3.245 USD/ounce.
Vàng vốn không sinh lãi, thường được xem là công cụ phòng ngừa rủi ro trong thời kỳ bất ổn kinh tế và lạm phát tăng cao.
Trong báo cáo mới đây, các nhà phân tích tại Goldman Sachs kỳ vọng giá vàng cuối năm nay sẽ lên 3.700 USD/ounce. Nhu cầu của các ngân hàng trung ương mạnh hơn dự báo và khả năng trú ẩn của vàng trước nguy cơ suy thoái và rủi ro địa chính trị sẽ tiếp tục kéo giá kim loại này lên cao năm nay.
Giá USD ngân hàng tái lập mốc 26.000 đồng
Kết thúc ngày 14/4, tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.886 đồng/USD, giảm 37 đồng so với cuối tuần trước. Với biên độ 5%, giá giao dịch trần tại các ngân hàng ở mức 26.130 đồng/USD, giá sàn các ngân hàng được áp dụng là 23.642 đồng/USD.
Trên thị trường giao dịch chính thức, nối tiếp xu hướng từ cuối tuần trước, các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng giá USD. Tỷ giá đã vượt mốc 26.000 đồng ở nhiều nhà băng. Ngân hàng lớn niêm yết tỷ giá USD ở mức 25.610-26.000 đồng (mua - bán), tăng 80 đồng so với cuối tuần trước. Ngân hàng cổ phần niêm yết giá đồng bạc xanh ở mức 25.530-25.980 đồng (mua - bán).
Trong khi đó, giá USD trên thị trường tự do giảm đột ngột. Các điểm thu đổi ngoại tệ giao dịch USD trong vùng giá 26.020-26.130 đồng (mua - bán), giảm 100 đồng ở chiều mua vào và chiều bán ra so với trước đó.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/4, các doanh nghiệp lớn niêm yết giá vàng miếng SJC tại 105-107,5 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 2 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 1 triệu đồng ở chiều bán ra so với cuối tuần trước.
Chênh lệch giá mua và bán được thu hẹp về còn 2,5 triệu đồng mỗi lượng sau thời gian duy trì ở mức 3 triệu đồng/lượng. Đây cũng là mức giá kỷ lục của vàng miếng từ trước đến nay.
Giá vàng miếng sáng nay tăng với biên độ cao hơn, trong khi giá vàng nhẫn trơn chỉ thay đổi gần 1 triệu đồng mỗi lượng. Theo đó, vàng miếng SJC vênh khoảng 2,5-3 triệu đồng mỗi lượng so với vàng nhẫn trơn. Vàng nhẫn trơn được niêm yết quanh 102-105 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Vàng miếng tăng giá với biên độ lớn (Ảnh: Thành Đông).
Giá vàng trong nước tăng liên tục bất chấp giá thế giới giảm. Trên thị trường quốc tế, kim loại quý ở mức 3.209 USD/ounce, giảm 18 USD so với trước đó.
Giá vàng thế giới đã giảm sau khi chạm mức cao kỷ lục do căng thẳng thương mại hạ nhiệt, sau khi Mỹ thông báo sẽ miễn thuế đối ứng với các loại thiết bị điện tử tiêu dùng quan trọng như smartphone, laptop, ổ cứng, chip nhớ… vào cuối tuần trước.
Tuần trước, giá vàng thế giới tăng tới 6,6%, tương đương hơn 200 USD mỗi ounce. Bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu kéo giá vàng thế giới lên trên 3.200 USD/ounce lần đầu tiên trong lịch sử. Ngày 14/4, giá lập đỉnh mới tại 3.245 USD/ounce.
Vàng vốn không sinh lãi, thường được xem là công cụ phòng ngừa rủi ro trong thời kỳ bất ổn kinh tế và lạm phát tăng cao.
Trong báo cáo mới đây, các nhà phân tích tại Goldman Sachs kỳ vọng giá vàng cuối năm nay sẽ lên 3.700 USD/ounce. Nhu cầu của các ngân hàng trung ương mạnh hơn dự báo và khả năng trú ẩn của vàng trước nguy cơ suy thoái và rủi ro địa chính trị sẽ tiếp tục kéo giá kim loại này lên cao năm nay.
Giá USD ngân hàng tái lập mốc 26.000 đồng
Kết thúc ngày 14/4, tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.886 đồng/USD, giảm 37 đồng so với cuối tuần trước. Với biên độ 5%, giá giao dịch trần tại các ngân hàng ở mức 26.130 đồng/USD, giá sàn các ngân hàng được áp dụng là 23.642 đồng/USD.
Trên thị trường giao dịch chính thức, nối tiếp xu hướng từ cuối tuần trước, các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng giá USD. Tỷ giá đã vượt mốc 26.000 đồng ở nhiều nhà băng. Ngân hàng lớn niêm yết tỷ giá USD ở mức 25.610-26.000 đồng (mua - bán), tăng 80 đồng so với cuối tuần trước. Ngân hàng cổ phần niêm yết giá đồng bạc xanh ở mức 25.530-25.980 đồng (mua - bán).
Trong khi đó, giá USD trên thị trường tự do giảm đột ngột. Các điểm thu đổi ngoại tệ giao dịch USD trong vùng giá 26.020-26.130 đồng (mua - bán), giảm 100 đồng ở chiều mua vào và chiều bán ra so với trước đó.
Tin liên quan
-
Chỉ trong 11 ngày, nhà đầu tư Trung Quốc gom hơn 29 tấn vàng vượt cả quý đầu năm
-
Giá vàng 115 triệu đồng, chuyên gia nói thói quen tích trữ đẩy giá lên cao
-
Giá vàng tăng đột biến, vượt mốc 115 triệu đồng/lượng, người mua vàng từ đầu năm giờ lãi bao nhiêu?
-
Giá vàng miếng lập đỉnh lần thứ 4 trong ngày lên 114,5 triệu đồng/lượng
-
Giá vàng 16/4 tăng như vũ bão, lên mức cao chưa từng có, nhiều người kéo cả nhà xếp hàng mua vàng