Giá vàng miếng vượt 121 triệu đồng/lượng, giá USD tiếp tục tăng

Kết phiên giao dịch ngày 3/7, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết ở mức 119,3-121,3 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 600.000 đồng mỗi chiều so với lúc mở phiên.
Giá nhẫn tròn trơn được niêm yết tại 114,5-117 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 500.000 đồng mỗi chiều so với lúc mở cửa phiên.
Giá vàng thế giới rạng sáng nay (theo giờ Việt Nam) ở quanh mốc 3.329 USD/ounce, giảm gần 20 USD so với trước đó và tương đương 105,7 triệu đồng/lượng tính theo tỷ giá chưa thuế, phí.
Giá vàng miếng vượt 121 triệu đồng/lượng (Ảnh: Mạnh Quân).
Giá vàng thế giới quay đầu giảm nhanh khi thị trường đón nhận thông tin tích cực về các cuộc đàm phán thuế quan giữa Mỹ và một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Diễn biến này giúp xoa dịu lo ngại về căng thẳng thương mại toàn cầu, khiến vai trò trú ẩn an toàn của vàng phần nào suy giảm.
Trong cuộc trao đổi với Kitco News, ông Robert Minter - Giám đốc chiến lược ETF tại ABRDN - nhận định rằng dù vàng vẫn giữ ở vùng giá cao, khả năng giảm sâu là không lớn bởi nợ công của Mỹ tiếp tục leo thang không kiểm soát. Tuần trước, nợ công của nước này đã chính thức vượt mốc 37.000 tỷ USD.
Ông Carsten Menke, chuyên gia phân tích của Julius Baer, cũng cho rằng đà tăng của nợ công có thể làm dấy lên lo ngại về sức mạnh của đồng USD, qua đó tạo lực đỡ cho giá vàng trong dài hạn.
Tuy vậy, trong ngắn hạn, vàng đang chịu áp lực điều chỉnh. Trước đó, giá kim loại quý này đã giảm 1% sau khi dữ liệu việc làm của Mỹ vượt kỳ vọng, làm giảm khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sớm hạ lãi suất như thị trường từng dự đoán.
Giá USD ngân hàng tiếp tục tăng
USD-Index - thước đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt - tăng 0,36% so với trước đó, xuống còn 97,13 điểm.
Trên thị trường ngoại tệ, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 25.091 đồng, tăng 21 đồng so với phiên liền trước đó. Với biên độ 5%, tỷ giá trần và sàn lần lượt là 26.345 đồng/USD và 23.837 đồng/USD.
Tỷ giá USD được ngân hàng lớn niêm yết tại 25.975-26.345 đồng (mua vào - bán ra), tăng 55 đồng ở chiều mua và tăng 21 đồng ở chiều bán ra. Còn tại ngân hàng cổ phần, tỷ giá tương ứng 2 chiều mua vào - bán ra là 25.990-26.345 đồng (mua vào - bán ra), tăng 60 đồng ở chiều mua và tăng 21 đồng ở chiều bán ra. Các ngân hàng đều niêm yết giá bán USD ở mức kịch trần.
Trên thị trường tự do, giá USD được giao dịch ở mức 26.370-26.470 đồng (mua vào - bán ra), giảm 20 đồng ở chiều mua và tăng 20 đồng ở chiều bán ra.
Tỷ giá trong nước tăng bất chấp chỉ số USD Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh trong rổ các đồng tiền chủ chốt - đạt 96,79 điểm, mức thấp nhất trong 3 năm qua. Chỉ số này đang thấp hơn 10% so với đầu năm.
Trong phiên giao dịch, dù ghi nhận nhịp phục hồi nhẹ, đà tăng của đồng USD vẫn bị hạn chế bởi kỳ vọng ngày càng lớn rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm hạ lãi suất.
PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, Giảng viên Đại học Kinh tế TPHCM, cho biết tỷ giá VND/USD chịu áp lực rất lớn trong nửa đầu năm nay, luôn ở trong trạng thái tăng kịch trần so với hạn mức Ngân hàng Nhà nước đưa ra.
Theo chuyên gia, lý do tỷ giá tăng xuất phát từ 2 yếu tố. Thứ nhất là chênh lệch lãi suất của Việt Nam và Mỹ và thứ 2 là vấn đề về thuế quan. Nhận định về triển vọng tỷ giá trong nửa cuối năm, ông Huân cho rằng yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tỷ giá trong thời gian tới là quyết định về mức thuế.
Giá nhẫn tròn trơn được niêm yết tại 114,5-117 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 500.000 đồng mỗi chiều so với lúc mở cửa phiên.
Giá vàng thế giới rạng sáng nay (theo giờ Việt Nam) ở quanh mốc 3.329 USD/ounce, giảm gần 20 USD so với trước đó và tương đương 105,7 triệu đồng/lượng tính theo tỷ giá chưa thuế, phí.
Giá vàng miếng vượt 121 triệu đồng/lượng (Ảnh: Mạnh Quân).
Giá vàng thế giới quay đầu giảm nhanh khi thị trường đón nhận thông tin tích cực về các cuộc đàm phán thuế quan giữa Mỹ và một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Diễn biến này giúp xoa dịu lo ngại về căng thẳng thương mại toàn cầu, khiến vai trò trú ẩn an toàn của vàng phần nào suy giảm.
Trong cuộc trao đổi với Kitco News, ông Robert Minter - Giám đốc chiến lược ETF tại ABRDN - nhận định rằng dù vàng vẫn giữ ở vùng giá cao, khả năng giảm sâu là không lớn bởi nợ công của Mỹ tiếp tục leo thang không kiểm soát. Tuần trước, nợ công của nước này đã chính thức vượt mốc 37.000 tỷ USD.
Ông Carsten Menke, chuyên gia phân tích của Julius Baer, cũng cho rằng đà tăng của nợ công có thể làm dấy lên lo ngại về sức mạnh của đồng USD, qua đó tạo lực đỡ cho giá vàng trong dài hạn.
Tuy vậy, trong ngắn hạn, vàng đang chịu áp lực điều chỉnh. Trước đó, giá kim loại quý này đã giảm 1% sau khi dữ liệu việc làm của Mỹ vượt kỳ vọng, làm giảm khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sớm hạ lãi suất như thị trường từng dự đoán.
Giá USD ngân hàng tiếp tục tăng
USD-Index - thước đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt - tăng 0,36% so với trước đó, xuống còn 97,13 điểm.
Trên thị trường ngoại tệ, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 25.091 đồng, tăng 21 đồng so với phiên liền trước đó. Với biên độ 5%, tỷ giá trần và sàn lần lượt là 26.345 đồng/USD và 23.837 đồng/USD.
Tỷ giá USD được ngân hàng lớn niêm yết tại 25.975-26.345 đồng (mua vào - bán ra), tăng 55 đồng ở chiều mua và tăng 21 đồng ở chiều bán ra. Còn tại ngân hàng cổ phần, tỷ giá tương ứng 2 chiều mua vào - bán ra là 25.990-26.345 đồng (mua vào - bán ra), tăng 60 đồng ở chiều mua và tăng 21 đồng ở chiều bán ra. Các ngân hàng đều niêm yết giá bán USD ở mức kịch trần.
Trên thị trường tự do, giá USD được giao dịch ở mức 26.370-26.470 đồng (mua vào - bán ra), giảm 20 đồng ở chiều mua và tăng 20 đồng ở chiều bán ra.
Tỷ giá trong nước tăng bất chấp chỉ số USD Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh trong rổ các đồng tiền chủ chốt - đạt 96,79 điểm, mức thấp nhất trong 3 năm qua. Chỉ số này đang thấp hơn 10% so với đầu năm.
Trong phiên giao dịch, dù ghi nhận nhịp phục hồi nhẹ, đà tăng của đồng USD vẫn bị hạn chế bởi kỳ vọng ngày càng lớn rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm hạ lãi suất.
PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, Giảng viên Đại học Kinh tế TPHCM, cho biết tỷ giá VND/USD chịu áp lực rất lớn trong nửa đầu năm nay, luôn ở trong trạng thái tăng kịch trần so với hạn mức Ngân hàng Nhà nước đưa ra.
Theo chuyên gia, lý do tỷ giá tăng xuất phát từ 2 yếu tố. Thứ nhất là chênh lệch lãi suất của Việt Nam và Mỹ và thứ 2 là vấn đề về thuế quan. Nhận định về triển vọng tỷ giá trong nửa cuối năm, ông Huân cho rằng yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tỷ giá trong thời gian tới là quyết định về mức thuế.
Tin liên quan
-
Những điều cần lưu ý khi giá vàng miếng SJC tiếp tục neo cao
-
Giá vàng hôm nay, 4-7: Bất ngờ đảo chiều lao dốc, vì sao?
-
Giá bán vàng SJC vượt 121 triệu đồng/lượng
-
Giá vàng tăng trong bối cảnh bất ổn, bạc được dự báo tiếp tục tăng mạnh mẽ đến năm 2026
-
Giá vàng SJC "ngược dòng" thế giới, lên sát 121 triệu đồng/lượng