Giá vàng nhảy múa điên loạn: Nhà đầu tư sắp “bội thu” hay vỡ mộng?

Tin tức giá vàng
Giá vàng nhảy múa điên loạn: Nhà đầu tư sắp “bội thu” hay vỡ mộng?
Tuần vừa qua, giá vàng dao động mạnh do ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại và kỳ vọng Fed. Dù có phiên tăng 3 ngày liên tiếp, kim loại quý vẫn chưa bứt phá khỏi vùng điều chỉnh. Vậy điều gì đang chi phối giá vàng và triển vọng sắp tới ra sao?
Giá vàng thế giới khởi đầu tuần ở mức ~3.338 USD/ounce, sau đó giảm xuống dưới 3.300 USD rồi vọt lên gần 3.345 USD nhờ dòng tiền chảy vào khi Mỹ trở lại giao dịch sau kỳ nghỉ lễ. Sang giữa tuần, giá điều chỉnh giảm trở lại quanh ngưỡng 3.300 USD. Cuối tuần, có cú đột phá vào phiên sáng, dẫn đến đỉnh gần 3.369 USD, sau đó ổn định quanh mức 3.355 USD trước cuối tuần.

Có bao nhiêu chuyên gia dự báo tăng, giảm hoặc đi ngang?
Khảo sát Kitco với giới chuyên môn cho kết quả khá cân bằng: khoảng 47% dự đoán giá sẽ lên, 47% cho rằng đi ngang, và chỉ có 7% xu hướng giảm. Trong khi đó, ở nhóm nhà đầu tư nhỏ lẻ (Main Street), lượng kỳ vọng tăng chỉ chiếm 45%, còn 27% tin giá giảm và 28% giữ quan điểm trung lập.
Marc Chandler (Bannockburn Global Forex): Nhận định giá đang trong giai đoạn điều chỉnh, vùng dao động từ 3.275 – 3.422 USD. Các tín hiệu mới như CPI Mỹ và căng thẳng thương mại có thể giúp xác định xu hướng tiếp theo.
Darin Newsom (Barchart.com) & James Stanley (Forex.com): Cùng chung quan điểm vàng vẫn là tài sản trú ẩn tin cậy, nhất là khi USD và trái phiếu kho bạc dao động.
Adam Button (Forexlive.com): Phân tích “thị trường chia làm hai”: một bên tin rằng thâm hụt gia tăng thúc đẩy tăng trưởng, bên kia lo ngại điều này tạo áp lực khiến dòng tiền chảy vào tài sản an toàn như vàng, bạc, Bitcoin.
Việc quốc hội Mỹ thông qua gói chi tiêu lớn tác động hai chiều: hỗ trợ tăng trưởng ngắn hạn nhưng đẩy thâm hụt leo thang, làm dấy lên lo ngại về chính sách tiền tệ dài hạn. Điều này khiến nhà đầu tư tìm đến vàng để “che chắn” trước rủi ro lạm phát và biến động tài chính.
 Dấu hiệu nào có thể tạo cú hích cho giá vàng tiếp theo?
Theo CPM Group và các chuyên gia kỹ thuật:
Nếu vàng vượt qua mức kháng cự ~3.375 – 3.400 USD, khả năng bứt phá nên nửa cuối tháng này vẫn còn.
Ngược lại, nếu giảm xuống mức hỗ trợ gần 3.245 – 3.275 USD, vàng có thể trì trệ trong biên độ thấp.
Các yếu tố như CPI Mỹ, quyết định về thuế quan EU, căng thẳng địa chính trị… là những “chìa khóa” quan trọng giúp xác định hướng đi tiếp theo.
Sau khi đạt mức kỷ lục, giá vàng thế giới có xu hướng lao dốc, ghi nhận tuần thứ hai giảm liên tiếp. Các chuyên gia dự báo giá vàng thế giới sắp tới...

Công cụ tính lãi lỗ giá vàng