Giá vàng tăng dựng đứng, USD neo cao
Sáng nay (31/3), giá vàng trong nước tăng cao trên mốc 100 triệu đồng/lượng. Giá USD cũng neo ở mức cao suốt từ đầu tháng 3 đến nay.
Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 98,4 - 100,7 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra. Sau 1 tuần, giá vàng miếng SJC tăng 3,5 triệu đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn cũng có mức tăng tương đương sau 1 tuần. Cụ thể, Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn 98,9 - 100,9 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra; Tập đoàn Vàng bạc đá quý Phú Quý niêm yết 98,7 - 100,7 triệu đồng/lượng…
Sáng nay, giá vàng thế giới niêm yết ở mức 3.088 USD/ounce, tăng 3 USD/ounce so với sáng qua lên mốc lịch sử mới.
Trên thị trường tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.843 đồng/USD. Kể từ đầu tháng 3 tới nay, tỷ giá trung tâm đã tăng khoảng 100 đồng/USD.
Các ngân hàng thương mại niêm yết giá USD khoảng 25.405 - 25.761 đồng/USD.
Giá USD tại các ngân hàng duy trì mốc cao trong suốt tháng 3 này dù chỉ số đồng USD trên thị trường quốc tế hạ nhiệt. So với đầu năm, các ngân hàng đã tăng giá USD hơn 200 đồng. Nhưng mức tăng này vẫn thấp hơn so với mức tăng 500 đồng/USD của tỷ giá trung tâm trong 3 tháng qua, tương đương tăng hơn 2%.
Trên thị trường tự do, đồng USD được giao dịch ở mức 25.860 - 25.960 đồng/USD.
Dự báo của Ngân hàng UOB về tỷ giá USD là 25.800 đồng trong quý II, 26.000 đồng trong quý III và khoảng 25.800 vào quý IV năm nay.
Ngân hàng Standard Chartered cũng mới điều chỉnh dự báo tỷ giá USD, nâng mức dự báo giữa năm lên 26.000 đồng/USD (từ mức trước đó là 25.450 đồng) và dự báo cuối năm 2025 lên 25.700 đồng/USD (từ 25.000 đồng).
Nhóm nghiên cứu toàn cầu HSBC duy trì dự báo tỷ giá USD đạt mức 25.600 đồng/USD và 25.800 đồng/USD lần lượt tại vào cuối quý I và cuối năm nay.
Giá vàng hôm nay 30-3: Sắp bỏ xa mốc 100 triệu đồng/lượng vẫn đồng loạt được dự báo tăng tiếp; Cây “mọc ra kem”, hái bán hét giá gần 300.000đ/kg vẫn...
Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 98,4 - 100,7 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra. Sau 1 tuần, giá vàng miếng SJC tăng 3,5 triệu đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn cũng có mức tăng tương đương sau 1 tuần. Cụ thể, Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn 98,9 - 100,9 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra; Tập đoàn Vàng bạc đá quý Phú Quý niêm yết 98,7 - 100,7 triệu đồng/lượng…
Sáng nay, giá vàng thế giới niêm yết ở mức 3.088 USD/ounce, tăng 3 USD/ounce so với sáng qua lên mốc lịch sử mới.
Trên thị trường tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.843 đồng/USD. Kể từ đầu tháng 3 tới nay, tỷ giá trung tâm đã tăng khoảng 100 đồng/USD.
Các ngân hàng thương mại niêm yết giá USD khoảng 25.405 - 25.761 đồng/USD.
Giá USD tại các ngân hàng duy trì mốc cao trong suốt tháng 3 này dù chỉ số đồng USD trên thị trường quốc tế hạ nhiệt. So với đầu năm, các ngân hàng đã tăng giá USD hơn 200 đồng. Nhưng mức tăng này vẫn thấp hơn so với mức tăng 500 đồng/USD của tỷ giá trung tâm trong 3 tháng qua, tương đương tăng hơn 2%.
Trên thị trường tự do, đồng USD được giao dịch ở mức 25.860 - 25.960 đồng/USD.
Dự báo của Ngân hàng UOB về tỷ giá USD là 25.800 đồng trong quý II, 26.000 đồng trong quý III và khoảng 25.800 vào quý IV năm nay.
Ngân hàng Standard Chartered cũng mới điều chỉnh dự báo tỷ giá USD, nâng mức dự báo giữa năm lên 26.000 đồng/USD (từ mức trước đó là 25.450 đồng) và dự báo cuối năm 2025 lên 25.700 đồng/USD (từ 25.000 đồng).
Nhóm nghiên cứu toàn cầu HSBC duy trì dự báo tỷ giá USD đạt mức 25.600 đồng/USD và 25.800 đồng/USD lần lượt tại vào cuối quý I và cuối năm nay.
Giá vàng hôm nay 30-3: Sắp bỏ xa mốc 100 triệu đồng/lượng vẫn đồng loạt được dự báo tăng tiếp; Cây “mọc ra kem”, hái bán hét giá gần 300.000đ/kg vẫn...
Tin liên quan
-
Tối 22-4, giá vàng thế giới đột ngột giảm trở lại
-
Giá vàng miếng lập kỷ lục 124 triệu đồng/lượng
-
Giá vàng ngày 22/4: Tăng “thần tốc” lên mốc không tưởng, bất ngờ với động thái của cửa hàng vàng
-
Giá vàng lập đỉnh, chuyên gia cảnh báo nguy cơ 'trắng tay' trong 5 năm tới
-
Giá vàng tăng mạnh vượt 122 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay