Giá vàng tăng trong bối cảnh bất ổn, bạc được dự báo tiếp tục tăng mạnh mẽ đến năm 2026
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, giá vàng có xu hướng tăng trong 18 tháng tới, trong khi bạc và bạch kim được dự báo duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ đến năm 2026.
“Giá kim loại quý đạt mức kỷ lục trong nửa đầu năm 2025, sau khi tăng 20% trong năm 2024,” ông Jeetendra Khadan, chuyên gia kinh tế cấp cao, và bà Kaltrina Temaj, nhà phân tích nghiên cứu của Nhóm Triển vọng Ngân hàng Thế giới, cho biết. “Vàng dẫn đầu xu hướng tăng, chạm đỉnh lịch sử vào giữa tháng 6 do căng thẳng địa chính trị leo thang và bất ổn kinh tế gia tăng.” Bạc và bạch kim cũng ghi nhận mức tăng đáng kể, dự kiến duy trì giá cao trong hai năm tới.
Giá vàng tăng gần 25% trong 6 tháng đầu năm 2025, nhờ nhu cầu mạnh mẽ trong bối cảnh chính sách bất ổn và căng thẳng địa chính trị. Dòng vốn vào các quỹ ETF vàng tăng vọt quý 1/2025, đạt mức cao nhất kể từ năm 2022, cùng sự hỗ trợ từ mua tích trữ của các ngân hàng trung ương. “Giá vàng được dự báo tăng 35% trong năm 2025 so với cùng kỳ, trước khi giảm nhẹ vào năm 2026, nhưng vẫn cao hơn 150% so với trung bình giai đoạn 2015-2019,” báo cáo nêu. Rủi ro địa chính trị có thể đẩy giá vàng vượt dự báo.
Bạc tăng gần 20% trong nửa đầu năm 2025, với tỷ lệ giá vàng/bạc vượt mức trung bình 10 năm, phản ánh nhu cầu vàng như tài sản trú ẩn an toàn. Nhu cầu bạc được dự báo mạnh nhờ vai trò công nghiệp và đầu tư, với giá tăng 17% năm 2025 và 3% năm 2026. Sản lượng khai thác tăng, nhưng tái chế, chiếm 20% nguồn cung, không đổi sau khi tăng 6% năm 2024.
Bạch kim tăng gần 30% trong nửa đầu 2025, đạt đỉnh hơn một thập kỷ do nguồn cung khan hiếm, sản lượng mỏ giảm mạnh. Dù nhu cầu ô tô và công nghiệp giảm, giá bạch kim dự kiến tăng 10% năm 2025 và 2% năm 2026 nhờ hạn chế nguồn cung.
Ngân hàng Thế giới dự báo giá vàng sẽ đạt mức trung bình hàng năm cao nhất lịch sử. Giá bạc và bạch kim tiếp tục tăng nhờ nhu cầu bền vững và nguồn cung khan hiếm. Tuy nhiên, căng thẳng toàn cầu leo thang có thể đẩy giá vàng vượt dự báo, trong khi suy giảm công nghiệp có thể kéo giá bạc và bạch kim xuống.
Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn 99,99 duy trì mức cao trong nhiều tuần theo đà tăng của giá thế giới.
“Giá kim loại quý đạt mức kỷ lục trong nửa đầu năm 2025, sau khi tăng 20% trong năm 2024,” ông Jeetendra Khadan, chuyên gia kinh tế cấp cao, và bà Kaltrina Temaj, nhà phân tích nghiên cứu của Nhóm Triển vọng Ngân hàng Thế giới, cho biết. “Vàng dẫn đầu xu hướng tăng, chạm đỉnh lịch sử vào giữa tháng 6 do căng thẳng địa chính trị leo thang và bất ổn kinh tế gia tăng.” Bạc và bạch kim cũng ghi nhận mức tăng đáng kể, dự kiến duy trì giá cao trong hai năm tới.
Giá vàng tăng gần 25% trong 6 tháng đầu năm 2025, nhờ nhu cầu mạnh mẽ trong bối cảnh chính sách bất ổn và căng thẳng địa chính trị. Dòng vốn vào các quỹ ETF vàng tăng vọt quý 1/2025, đạt mức cao nhất kể từ năm 2022, cùng sự hỗ trợ từ mua tích trữ của các ngân hàng trung ương. “Giá vàng được dự báo tăng 35% trong năm 2025 so với cùng kỳ, trước khi giảm nhẹ vào năm 2026, nhưng vẫn cao hơn 150% so với trung bình giai đoạn 2015-2019,” báo cáo nêu. Rủi ro địa chính trị có thể đẩy giá vàng vượt dự báo.
Bạc tăng gần 20% trong nửa đầu năm 2025, với tỷ lệ giá vàng/bạc vượt mức trung bình 10 năm, phản ánh nhu cầu vàng như tài sản trú ẩn an toàn. Nhu cầu bạc được dự báo mạnh nhờ vai trò công nghiệp và đầu tư, với giá tăng 17% năm 2025 và 3% năm 2026. Sản lượng khai thác tăng, nhưng tái chế, chiếm 20% nguồn cung, không đổi sau khi tăng 6% năm 2024.
Bạch kim tăng gần 30% trong nửa đầu 2025, đạt đỉnh hơn một thập kỷ do nguồn cung khan hiếm, sản lượng mỏ giảm mạnh. Dù nhu cầu ô tô và công nghiệp giảm, giá bạch kim dự kiến tăng 10% năm 2025 và 2% năm 2026 nhờ hạn chế nguồn cung.
Ngân hàng Thế giới dự báo giá vàng sẽ đạt mức trung bình hàng năm cao nhất lịch sử. Giá bạc và bạch kim tiếp tục tăng nhờ nhu cầu bền vững và nguồn cung khan hiếm. Tuy nhiên, căng thẳng toàn cầu leo thang có thể đẩy giá vàng vượt dự báo, trong khi suy giảm công nghiệp có thể kéo giá bạc và bạch kim xuống.
Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn 99,99 duy trì mức cao trong nhiều tuần theo đà tăng của giá thế giới.