Dự báo về vàng sau tuần giảm mạnh

Kết thúc tuần giao dịch từ ngày 21/7 đến 26/7, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp niêm yết ở mức 119,6-121,1 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Đầu tuần, vàng miếng “khởi động” ở mức 119,5-121 triệu đồng/lượng (mua - bán). Như vậy, sau một tuần giao dịch, kim loại quý tăng 100.000 đồng mỗi chiều. Tuy nhiên, so với mức giá cao nhất tuần qua ghi nhận là 120,7-122,7 triệu đồng/lượng (mua - bán), mặt hàng này đã “bốc hơi” 1,1 triệu đồng/lượng ở chiều mua và 1,6 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.
Giá vàng nhẫn trơn được niêm yết ở 114,5-117 triệu đồng/lượng (mua - bán). Giá vàng nhẫn trơn cũng đã giảm 500.000 đồng mỗi chiều trước khi kết thúc tuần.
Giá vàng trong nước đồng loạt giảm giá vào những phiên giao dịch cuối tuần cùng diễn biến thị trường quốc tế. Kim loại quý thế giới chốt tuần này ở mức 3.336 USD/ounce. Trong tuần, có thời điểm giá vọt lên 3.433 USD/ounce song không giữ được ngưỡng này mà liên tục suy yếu.
Sự chững lại này phản ánh trạng thái lưỡng lự của nhà đầu tư trên thị trường. Trong khi một số nhà đầu tư chốt lời sau đợt tăng ngắn hạn, một bộ phận khác vẫn bám trụ với kỳ vọng về xu hướng tăng nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chuyển sang lập trường nới lỏng.
Giá vàng trong nước, thế giới đồng loạt giảm mạnh những phiên cuối tuần (Ảnh: Hải Long).
Theo khảo sát dự báo giá vàng tuần tới của Kitco, trong 14 chuyên gia phân tích phố Wall, chỉ 2 người (14%) dự báo giá sẽ tăng, 5 người (36%) dự báo giảm và 7 người (50%) cho rằng giá sẽ đi ngang.
Trong khi đó, 206 nhà đầu tư cá nhân tham gia khảo sát trực tuyến của Kitco, với 135 người (66%) kỳ vọng giá vàng tăng, 40 người (19%) cho rằng giá giảm và 31 người (15%) dự đoán vàng sẽ đi ngang.
Darin Newsom, chuyên gia phân tích tại công ty chuyên cung cấp dữ liệu tài chính Barchart.com, cho rằng giá vàng thế giới sẽ đi ngang tuần tới vì chưa có yếu tố nào đủ mạnh để khiến kim loại quý giảm giá hay tạo ra động lực tăng mới. “Lý do cốt lõi giúp vàng mạnh là vai trò trú ẩn giữa sự bất định toàn cầu vẫn chưa thay đổi”, ông nói. Ông lưu ý Trung Quốc có thể đang mua thêm vàng và họ sẽ không “xả hàng” sớm.
Về phía các tổ chức tài chính, Commerzbank đánh giá vàng đang “tìm hướng” khi các thỏa thuận thương mại làm lu mờ nhu cầu trú ẩn. Đơn vị này giữ quan điểm trung lập vì cho rằng giá đã đạt đỉnh tạm thời.
Một số chuyên gia vẫn giữ quan điểm lạc quan về vàng. Rich Checkan, Chủ tịch của đơn vị chuyên về quản lý tài sản Asset Strategies International, nhận định: “Việc bán tháo là nền tảng cho đợt tăng mới. Dù Fed giữ nguyên hay cắt giảm lãi suất thì vàng hay bạc cũng sẽ tăng giá”.
Kevin Grady, Chủ tịch của đơn vị chuyên về dịch vụ tài chính Phoenix Futures and Options, cho biết tin tốt về thương mại có thể gây áp lực lên vàng trong ngắn hạn, nhưng không đủ mạnh để tạo ra một đợt điều chỉnh sâu. Theo vị này, giá có thể giảm nhẹ nhưng không xuống đến 2.700 USD/ounce.
Ông cho rằng điều thị trường đang chờ là thông tin cụ thể từ Fed trong cuộc họp tuần tới. “Nếu các dữ liệu như PCE hay bảng lương phi nông nghiệp cho thấy tín hiệu kinh tế yếu, điều đó sẽ hỗ trợ cho việc hạ lãi suất. Đó sẽ là yếu tố tích cực cho vàng.”
Kevin Grady cũng cho rằng ngay cả khi chứng khoán tăng mạnh thì vàng vẫn có thể tăng song hành. “Các ngân hàng trung ương vẫn mua vàng. Rõ ràng họ muốn giảm lệ thuộc vào USD. Xu hướng này sẽ tiếp tục”, ông nêu.
Các thông tin kinh tế tuần tới cũng dày đặc với loạt dữ liệu về tăng trưởng, lạm phát, thị trường lao động cùng với các quyết định chính sách tiền tệ quan trọng.
Cụ thể, ngày thứ 3 sẽ có số liệu việc làm JOLTS và niềm tin tiêu dùng Mỹ tháng 7. Thứ 4, thị trường sẽ đón nhận dữ liệu việc làm ADP, GDP quý II sơ bộ và doanh số nhà chờ bán. Cũng trong ngày này, 3 ngân hàng trung ương Canada, Mỹ và Nhật Bản sẽ công bố quyết sách lãi suất.
Thứ 5 là ngày công bố chỉ số PCE tháng 7 và đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Cuối tuần, thị trường sẽ dõi theo số liệu bảng lương phi nông nghiệp và chỉ số PMI ngành sản xuất ISM.
Đầu tuần, vàng miếng “khởi động” ở mức 119,5-121 triệu đồng/lượng (mua - bán). Như vậy, sau một tuần giao dịch, kim loại quý tăng 100.000 đồng mỗi chiều. Tuy nhiên, so với mức giá cao nhất tuần qua ghi nhận là 120,7-122,7 triệu đồng/lượng (mua - bán), mặt hàng này đã “bốc hơi” 1,1 triệu đồng/lượng ở chiều mua và 1,6 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.
Giá vàng nhẫn trơn được niêm yết ở 114,5-117 triệu đồng/lượng (mua - bán). Giá vàng nhẫn trơn cũng đã giảm 500.000 đồng mỗi chiều trước khi kết thúc tuần.
Giá vàng trong nước đồng loạt giảm giá vào những phiên giao dịch cuối tuần cùng diễn biến thị trường quốc tế. Kim loại quý thế giới chốt tuần này ở mức 3.336 USD/ounce. Trong tuần, có thời điểm giá vọt lên 3.433 USD/ounce song không giữ được ngưỡng này mà liên tục suy yếu.
Sự chững lại này phản ánh trạng thái lưỡng lự của nhà đầu tư trên thị trường. Trong khi một số nhà đầu tư chốt lời sau đợt tăng ngắn hạn, một bộ phận khác vẫn bám trụ với kỳ vọng về xu hướng tăng nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chuyển sang lập trường nới lỏng.
Giá vàng trong nước, thế giới đồng loạt giảm mạnh những phiên cuối tuần (Ảnh: Hải Long).
Theo khảo sát dự báo giá vàng tuần tới của Kitco, trong 14 chuyên gia phân tích phố Wall, chỉ 2 người (14%) dự báo giá sẽ tăng, 5 người (36%) dự báo giảm và 7 người (50%) cho rằng giá sẽ đi ngang.
Trong khi đó, 206 nhà đầu tư cá nhân tham gia khảo sát trực tuyến của Kitco, với 135 người (66%) kỳ vọng giá vàng tăng, 40 người (19%) cho rằng giá giảm và 31 người (15%) dự đoán vàng sẽ đi ngang.
Darin Newsom, chuyên gia phân tích tại công ty chuyên cung cấp dữ liệu tài chính Barchart.com, cho rằng giá vàng thế giới sẽ đi ngang tuần tới vì chưa có yếu tố nào đủ mạnh để khiến kim loại quý giảm giá hay tạo ra động lực tăng mới. “Lý do cốt lõi giúp vàng mạnh là vai trò trú ẩn giữa sự bất định toàn cầu vẫn chưa thay đổi”, ông nói. Ông lưu ý Trung Quốc có thể đang mua thêm vàng và họ sẽ không “xả hàng” sớm.
Về phía các tổ chức tài chính, Commerzbank đánh giá vàng đang “tìm hướng” khi các thỏa thuận thương mại làm lu mờ nhu cầu trú ẩn. Đơn vị này giữ quan điểm trung lập vì cho rằng giá đã đạt đỉnh tạm thời.
Một số chuyên gia vẫn giữ quan điểm lạc quan về vàng. Rich Checkan, Chủ tịch của đơn vị chuyên về quản lý tài sản Asset Strategies International, nhận định: “Việc bán tháo là nền tảng cho đợt tăng mới. Dù Fed giữ nguyên hay cắt giảm lãi suất thì vàng hay bạc cũng sẽ tăng giá”.
Kevin Grady, Chủ tịch của đơn vị chuyên về dịch vụ tài chính Phoenix Futures and Options, cho biết tin tốt về thương mại có thể gây áp lực lên vàng trong ngắn hạn, nhưng không đủ mạnh để tạo ra một đợt điều chỉnh sâu. Theo vị này, giá có thể giảm nhẹ nhưng không xuống đến 2.700 USD/ounce.
Ông cho rằng điều thị trường đang chờ là thông tin cụ thể từ Fed trong cuộc họp tuần tới. “Nếu các dữ liệu như PCE hay bảng lương phi nông nghiệp cho thấy tín hiệu kinh tế yếu, điều đó sẽ hỗ trợ cho việc hạ lãi suất. Đó sẽ là yếu tố tích cực cho vàng.”
Kevin Grady cũng cho rằng ngay cả khi chứng khoán tăng mạnh thì vàng vẫn có thể tăng song hành. “Các ngân hàng trung ương vẫn mua vàng. Rõ ràng họ muốn giảm lệ thuộc vào USD. Xu hướng này sẽ tiếp tục”, ông nêu.
Các thông tin kinh tế tuần tới cũng dày đặc với loạt dữ liệu về tăng trưởng, lạm phát, thị trường lao động cùng với các quyết định chính sách tiền tệ quan trọng.
Cụ thể, ngày thứ 3 sẽ có số liệu việc làm JOLTS và niềm tin tiêu dùng Mỹ tháng 7. Thứ 4, thị trường sẽ đón nhận dữ liệu việc làm ADP, GDP quý II sơ bộ và doanh số nhà chờ bán. Cũng trong ngày này, 3 ngân hàng trung ương Canada, Mỹ và Nhật Bản sẽ công bố quyết sách lãi suất.
Thứ 5 là ngày công bố chỉ số PCE tháng 7 và đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Cuối tuần, thị trường sẽ dõi theo số liệu bảng lương phi nông nghiệp và chỉ số PMI ngành sản xuất ISM.
Tin liên quan
-
Giá vàng và bạc đang tụt dốc: Chuyên gia khuyên mua bán ra sao?
-
Giá vàng hôm nay 27-7: Xuất hiện dự báo bất ngờ
-
Trung Quốc tăng tốc gom vàng bạc từ Nga, cuộc đua thay đổi tài chính toàn cầu
-
Giá vàng biến động mạnh, chuyên gia dự báo diễn biến khó lường sắp xảy ra
-
Giá vàng sáng nay giảm sâu, người mua vàng miếng SJC có thể lỗ nặng